QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
QCVN 9-2:2011/BYT
VỀ THỰC PHẨM BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG
National technical regulation
on micronutrient fortified food

 

HÀ NỘI – 2011

[DOWNLOAD TCVN9-2:2011/BYT}

Lời nói đầu

QCVN 9-2:2011/BYT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 18/2011/TT-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ THỰC PHẨM BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG
National technical regulation on micronutrient fortified food

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý đối với việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

2.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán các thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.

2.2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

3. Giải thích từ ngữ và ký hiệu viết tắt:

3.1. AOAC (Association of Official Analytical Chemists): Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống.

3.2. KQĐ: Không quy định

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

1. Yêu cầu kỹ thuật đối với nước mắm bổ sung vi chất

– Nước mắm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với nước mắm được quy định trong Quy chuẩn tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.

– Dạng vi chất dinh dưỡng bổ sung và hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung vào nước mắm được quy định như sau:

Vi chất dinh dưỡng

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung

(mg/100ml)

Chất bổ sung

Tối thiểu

Tối đa

Sắt (Fe)

30,0

50,0

– Natri sắt (III) EDTA, trihydrat.

(Yêu cầu kỹ thuật đối với Natri sắt (III) EDTA, trihydrat quy định tại QCVN 3-3:2010/BYT).

– Sắt Sulfat, Sắt fumarat

2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bột mỳ bổ sung vi chất

– Bột mỳ bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với bột mỳ được quy định trong Quy chuẩn tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.

– Dạng vi chất dinh dưỡng bổ sung và hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung vào bột mỳ được quy định như sau:

Vi chất

dinh dưỡng

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung (mg/kg)

Chất bổ sung

Tối thiểu

Tối đa

Sắt (Fe)

27,80

51,60

Sắt sulfat (dạng khô)

(Yêu cầu kỹ thuật đối với Sắt sulfat được quy định tại QCVN 3-3:2010/BYT)

Kẽm (Zn)

70,90

131,70

Kẽm oxyd

(Yêu cầu kỹ thuật đối với Kẽm oxyd được quy định tại QCVN 3-1:2010/BYT)

Vitamin A

1,33

4,80

Retinyl palmitat (250-sd)

Vitamin B12

0,02

KQĐ

Cyanocobalamin (độ tan trong nước là 0,1%)

(Yêu cầu kỹ thuật đối với Cyanocobalamin quy định tại Dược điển Việt nam)

Acid folic

2,04

8,16

Acid folic

(Yêu cầu kỹ thuật đối với Acid folic được quy định tại QCVN 3-2:2010/BYT)

3. Yêu cầu kỹ thuật đối với dầu ăn bổ sung vi chất

– Dầu ăn bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với Dầu ăn được quy định trong Quy chuẩn tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.

– Dạng vi chất dinh dưỡng bổ sung và hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung vào dầu ăn được quy định như sau:

Vi chất

dinh dưỡng

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung (mg/100g)

Chất bổ sung

Tối thiểu

Tối đa

Vitamin A

2,75

5,50

Retinyl palmitat

4. Yêu cầu kỹ thuật đối với đường bổ sung vi chất

– Đường bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với đường được quy định trong Quy chuẩn tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.

– Dạng vi chất dinh dưỡng bổ sung và hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung vào đường được quy định như sau:

Vi chất

dinh dưỡng

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng bổ sung (mg/kg)

Chất bổ sung

Tối thiểu

Tối đa

Vitamin A

15,0

30,0

Retinyl palmitat

III. PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ LẤY MẪU

1. Phương pháp thử:

Các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn kỹ thuật này có thể được thử theo các phương pháp dưới đây hoặc có thể thử theo các phương pháp tương đương khác:

1.1. Xác định Sắt theo AOAC 999.11: Lead, Cadmium, Copper, Iron, and Zinc in foods Atomic Absorption Spectrophotometry after dry ashing;

1.2. Xác định Kẽm theo AOAC 999.11: Lead, Cadmium, Copper, Iron, and Zinc in foods Atomic Absorption Spectrophotometry after dry ashing;

1.3. Xác định Vitamin B1 theo AOAC 957.17: Thiamine (Vitamin B1) Fluorometric method;

1.4. Xác định Vitamin B2 theo AOAC 970.65: Riboflavin (Vitamin B2) in foods and vitamin preparations fluorometric method;

1.5. Xác định Vitamin A theo AOAC 2002.06: Retinyl palmitate (Vitamin A) in Fortified fluid milk – Liquid chromatography;

1.6. Xác định acid folic theo AOAC 992.05: Total folate (Pteroylglutamic acid) in Infant formula – Microbiological methods.

2. Lấy mẫu:

Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

IV. YÊU CẦU QUẢN LÝ

1. Ghi nhãn

– Việc ghi nhãn thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng thực hiện theo các quy định tại nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản hưỡng dẫn thi hành.

– Ngoài ra trên nhãn sản phẩm phải ghi dòng chữ bằng tiếng Việt Nam: “Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng”.

2. Công bố hợp quy

1.1. Các thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.

1.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.

3. Kiểm tra đối với vi chất dinh dưỡng bổ sung vào thực phẩm

Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng chỉ được phép bổ sung các vi chất dinh dưỡng và sử dụng các chất bổ sung vào từng loại thực phẩm nhất định đúng theo quy định của quy chuẩn này.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải công bố hợp quy phù hợpvới các yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố.

3. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với quy định của quy chuẩn này và các quy định khác của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.

2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

3. Trường hợp hướng dẫn của quốc tế về phương pháp thử, các tiêu chuẩn và các quy định của pháp luật viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *